Tương lai của Facebook
Ngày 4/2/2004, Facebook chính thức xuất hiện trên Internet. Sau mười năm lớn mạnh thần kỳ, Facebook sẽ tiếp tục phát triển ra sao?
Mười năm trên Internet dường
như là thời gian quá dài, đủ cho dự án riêng tư của một nhóm sinh viên
Đại học Harvard phát triển thành công ty Facebook có tầm hoạt động toàn
cầu, trị giá hàng trăm tỉ USD. Tại hội thảo Open Commute Summit
(28-29/1/2014, San Jose, California), Mark Zuckerberg kể lại những ngày
đầu của dự án Facebook. Zuckerberg nhớ rằng anh từng nói với các bạn: "Thật
tuyệt vời khi chúng mình có được dịch vụ như thế này, có được cộng đồng
như thế này. Có lẽ một ngày nào đó sẽ có người xây dựng dịch vụ này cho
cả thế giới". Và Zuckerberg giải thích thêm:"Hồi đó chúng tôi không hình dung rằng chính mình có thể làm điều đó".
Thế nhưng Facebook sẽ phát triển ra sao trong mười năm tiếp theo?
Trong bài "Is Facebook The Last Great Social Network?" (liệu Facebook là mạng xã hội lớn cuối cùng?), nhà bình luận Selena Larson (4/2/2014) cho rằng Facebook là mạng xã hội lớn cuối cùng, nhân loại không cần mạng xã hội nào khác tương tự. Nhiều người cũng đồng ý rằng Facebook là một phần tất yếu của cuộc sống xã hội. Cũng như Google, Facebook đang trở nên giống như... điện năng đối với con người: người ta không có gì hào hứng, thú vị khi nói đến điện năng và chỉ đơn giản thụ hưởng, nhưng mất điện năng thực sự là thảm họa!
Như thường lệ, vẫn có ý kiến ngược lại. Theo công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học John Cannarella và Joshua Spechler tại Đại học Princeton (17/1/2014), Facebook có thể sẽ mất đến 80% người dùng giữa năm 2015 và năm 2017. Cannarella và Spechler áp dụng mô hình toán học trong dịch tễ học (epidemiology) cho mạng xã hội, theo đó sự lan truyền của mạng xã hội giống như sự lây nhiễm bệnh. Nếu như dịch bệnh có lúc chấm dứt, mạng xã hội cũng có thời thoái trào. Kết quả của mô hình Cannarella-Spechler dự đoán gần đúng sự phát triển và suy vong của mạng xã hội Myspace. Dữ liệu về sự "lây nhiễm" của mạng xã hội Myspace chính là dữ liệu của Google Trends về những tìm kiếm với từ chốt "Myspace".
Dựa vào dữ liệu về những tìm kiếm với từ chốt "Facebook" để kết luận về tương lai Facebook chỉ là một phương án nghiên cứu khả dĩ. Ngày nay, trong thời của thiết bị di động, người dùng mới đến với Facebook theo cơ chế "lây nhiễm" khác.
Từ góc nhìn của người dùng bình thường, Facebook rất khác với Myspace. Myspace ngày trước đem đến khả năng tạo lập và tùy biến dễ dàng trang mạng cá nhân, vốn là nhu cầu lớn đầu thập niên 2000. Myspace dần dần trở thành "không gian trình diễn" hơn là phục vụ nhu cầu giao tiếp xã hội thường ngày.
Trang Facebook không biến đổi thoải mái theo ý người dùng nhưng là phương tiện vô cùng hiệu quả để tìm người quen. Dựa vào các chi tiết trong tiểu sử (profile) người dùng, Facebook tự động tìm kiếm những người quen khả dĩ. Điều này khuyến khích người tham gia Facebook dùng thông tin thực trong tiểu sử. "Người ảo" (dùng tiểu sử giả) không tìm thấy nhiều ích lợi với Facebook. Những mối quan hệ thực nhen nhóm trong Facebook khi lớn đến mức nhất định tạo ra lực hút mạnh, làm nên hiệu ứng "hòn tuyết lăn".
Liệu những khác biệt như vậy có đủ giúp Facebook thoát khỏi giai đoạn suy vong do mô hình toán học khẳng định?
Khác với Myspace từng nằm trong tay tập đoàn truyền thông News Corp, Facebook được điều hành bởi Zuckerberg, người nhận thức sớm tầm quan trọng của việc tích lũy thông tin về sơ đồ xã hội (social graph) và xử lý thông tin ở quy mô lớn. Facebook không đơn giản là một địa chỉ mạng để ghé thăm, mà chủ yếu là một nền tảng công nghệ cho việc phát triển ứng dụng.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Facebook trong mười năm tới sẽ khác nhiều với Facebook trong mười năm qua. Cũng như Google và Microsoft, Facebook "đánh cược" với công nghệ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI). Facebook không dừng ở việc lưu trữ và truy xuất khối lượng dữ liệu khổng lồ do người dùng tạo ra. Zuckerberg hiểu rõ rằng phải khai thác dữ liệu để tạo ra dịch vụ mới và dữ liệu chỉ có thể được khai thác hiệu quả nếu có những giải thuật thông minh, đọc hiểu nội dung do người dùng tạo ra.
Khác với những thập niên trước, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh nhờ năng lực tính toán cực mạnh của máy tính hiện tại. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Facebook hiểu được từng dòng chữ, từng hình ảnh của người dùng, từ đó nhận định chính xác tính cách, nhu cầu của từng người. Facebook sẽ có thể giới thiệu với bạn những người xa lạ nhưng bạn thực sự cần gặp, có thể dự đoán và đem đến những điều bạn muốn tìm hiểu, muốn chia sẻ trước khi bạn hay biết về điều ấy, tùy thuộc vào thời điểm và nơi chốn.
Tuy nhiên, khó hình dung rằng Facebook sẽ ngày càng thông minh dù không có đối thủ. Larson khẳng định: "Năm 2004, chúng ta cần Facebook. Năm 2014, chúng ta không cần mạng xã hội nào khác". Khi Facebook là định nghĩa duy nhất về mạng xã hội "đích thực" theo quan điểm của Larson, có lẽ Facebook sẽ không thể là gì khác và tiên đoán của mô hình Cannarella-Spechler sẽ đúng!
Nhóm sáng lập Thefacebook.com (5/2005): Mark Zuckerberg (ngồi trên sàn), Dustin Moskovitz (ngồi), Sean Parker (phải).
Facebook
nay trở thành nền tảng không thể thiếu của Internet, nơi thể hiện mọi
mối quan hệ xã hội của từng con người, giúp con người phát triển quan hệ
xã hội ở mức chưa từng có. "Lớp xã hội" (social layer) do Facebook tạo
ra phủ trùm hầu như mọi hoạt động của mỗi người trên Internet. Ngày càng
nhiều dịch vụ nhận diện người dùng của mình qua Facebook. Facebook đang
tạo ra một xã hội mới cho nhân loại, khác hẳn thế kỷ trước.Thế nhưng Facebook sẽ phát triển ra sao trong mười năm tiếp theo?
Trong bài "Is Facebook The Last Great Social Network?" (liệu Facebook là mạng xã hội lớn cuối cùng?), nhà bình luận Selena Larson (4/2/2014) cho rằng Facebook là mạng xã hội lớn cuối cùng, nhân loại không cần mạng xã hội nào khác tương tự. Nhiều người cũng đồng ý rằng Facebook là một phần tất yếu của cuộc sống xã hội. Cũng như Google, Facebook đang trở nên giống như... điện năng đối với con người: người ta không có gì hào hứng, thú vị khi nói đến điện năng và chỉ đơn giản thụ hưởng, nhưng mất điện năng thực sự là thảm họa!
Như thường lệ, vẫn có ý kiến ngược lại. Theo công trình nghiên cứu của hai nhà khoa học John Cannarella và Joshua Spechler tại Đại học Princeton (17/1/2014), Facebook có thể sẽ mất đến 80% người dùng giữa năm 2015 và năm 2017. Cannarella và Spechler áp dụng mô hình toán học trong dịch tễ học (epidemiology) cho mạng xã hội, theo đó sự lan truyền của mạng xã hội giống như sự lây nhiễm bệnh. Nếu như dịch bệnh có lúc chấm dứt, mạng xã hội cũng có thời thoái trào. Kết quả của mô hình Cannarella-Spechler dự đoán gần đúng sự phát triển và suy vong của mạng xã hội Myspace. Dữ liệu về sự "lây nhiễm" của mạng xã hội Myspace chính là dữ liệu của Google Trends về những tìm kiếm với từ chốt "Myspace".
Dựa vào dữ liệu về những tìm kiếm với từ chốt "Facebook" để kết luận về tương lai Facebook chỉ là một phương án nghiên cứu khả dĩ. Ngày nay, trong thời của thiết bị di động, người dùng mới đến với Facebook theo cơ chế "lây nhiễm" khác.
Từ góc nhìn của người dùng bình thường, Facebook rất khác với Myspace. Myspace ngày trước đem đến khả năng tạo lập và tùy biến dễ dàng trang mạng cá nhân, vốn là nhu cầu lớn đầu thập niên 2000. Myspace dần dần trở thành "không gian trình diễn" hơn là phục vụ nhu cầu giao tiếp xã hội thường ngày.
Trang Facebook không biến đổi thoải mái theo ý người dùng nhưng là phương tiện vô cùng hiệu quả để tìm người quen. Dựa vào các chi tiết trong tiểu sử (profile) người dùng, Facebook tự động tìm kiếm những người quen khả dĩ. Điều này khuyến khích người tham gia Facebook dùng thông tin thực trong tiểu sử. "Người ảo" (dùng tiểu sử giả) không tìm thấy nhiều ích lợi với Facebook. Những mối quan hệ thực nhen nhóm trong Facebook khi lớn đến mức nhất định tạo ra lực hút mạnh, làm nên hiệu ứng "hòn tuyết lăn".
Liệu những khác biệt như vậy có đủ giúp Facebook thoát khỏi giai đoạn suy vong do mô hình toán học khẳng định?
Khác với Myspace từng nằm trong tay tập đoàn truyền thông News Corp, Facebook được điều hành bởi Zuckerberg, người nhận thức sớm tầm quan trọng của việc tích lũy thông tin về sơ đồ xã hội (social graph) và xử lý thông tin ở quy mô lớn. Facebook không đơn giản là một địa chỉ mạng để ghé thăm, mà chủ yếu là một nền tảng công nghệ cho việc phát triển ứng dụng.
Mark Zuckeberg minh họa sơ đồ xã hội.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Facebook trong mười năm tới sẽ khác nhiều với Facebook trong mười năm qua. Cũng như Google và Microsoft, Facebook "đánh cược" với công nghệ trí tuệ nhân tạo (artificial intelligence - AI). Facebook không dừng ở việc lưu trữ và truy xuất khối lượng dữ liệu khổng lồ do người dùng tạo ra. Zuckerberg hiểu rõ rằng phải khai thác dữ liệu để tạo ra dịch vụ mới và dữ liệu chỉ có thể được khai thác hiệu quả nếu có những giải thuật thông minh, đọc hiểu nội dung do người dùng tạo ra.
Khác với những thập niên trước, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo đang phát triển nhanh nhờ năng lực tính toán cực mạnh của máy tính hiện tại. Trí tuệ nhân tạo sẽ giúp Facebook hiểu được từng dòng chữ, từng hình ảnh của người dùng, từ đó nhận định chính xác tính cách, nhu cầu của từng người. Facebook sẽ có thể giới thiệu với bạn những người xa lạ nhưng bạn thực sự cần gặp, có thể dự đoán và đem đến những điều bạn muốn tìm hiểu, muốn chia sẻ trước khi bạn hay biết về điều ấy, tùy thuộc vào thời điểm và nơi chốn.
Trí
tuệ nhân tạo có khả năng nhận dạng từng chi tiết trong ảnh chụp (giải
thuật của nhóm Yann LeCun thuộc Đại học New York, đang làm việc cho
Facebook).
Nhờ thiết bị di động, Facebook sẽ không
chỉ là nơi thể hiện những gì mọi người đã làm, mà chủ yếu giúp bạn nhận
biết những gì họ đang làm. Từ đó cách giao tiếp, cách suy nghĩ
và quyết định của mỗi người sẽ biến đổi, trừ khi ta muốn... đứng lại và
tự trôi vào quá khứ.Tuy nhiên, khó hình dung rằng Facebook sẽ ngày càng thông minh dù không có đối thủ. Larson khẳng định: "Năm 2004, chúng ta cần Facebook. Năm 2014, chúng ta không cần mạng xã hội nào khác". Khi Facebook là định nghĩa duy nhất về mạng xã hội "đích thực" theo quan điểm của Larson, có lẽ Facebook sẽ không thể là gì khác và tiên đoán của mô hình Cannarella-Spechler sẽ đúng!
NGỌC GIAO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét