http://3.bp.blogspot.com/-lW_bGbkyH4s/TznrydIdV4I/AAAAAAAAMaI/rp7Yd3i_4WY/s1600/2323330vytll4z31j.gif

Thứ Tư, 4 tháng 5, 2016

LÁ TỪ BI

TÁC DỤNG CỦA CÂY TỪ BI (Cây cúc tần)
Cây Đại bi còn gọi là Từ bi, đại ngải, hoa mai não, băng phiến ngải, co mát (Thái), phặc phà (Tày), Ngai camphos plant (Anh), camphrée (Pháp). Tên khoa học là Bluméa balsamifera. Họ Cúc (Asteraceae).
Đại bi là cây nhỏ, cao 1-2,5 mét. Thân có khía rách, phân cành ở ngọn. Lá mọc so le, hình bầu dục mũi mác, dài 15-30cm, rộng 5-8cm, gốc lá bị xẻ thành nhiều mảnh rời nhau (nhiều tai), đầu thuôn nhọn, mép khía răng, gân lá chằng chịt thành mạng lưới rất rõ ở hai mặt lá, mặt trên màu xanh lục sẫm, mặt dưới trắng nhạt, thơm mùi long não. Cụm hoa gồm nhiều đầu màu vàng, họp thành gù ở kẻ lá và đầu cành. Quả bế, có 5 cánh và chùm lông ở đỉnh.
Toàn cây có lông màu trắng mềm. Cây Đại bi có mọc trên khắp Việt Nam và Đông Nam Á. Cây ưa sáng, thường sống 1-2 năm, mọc ở miền trung du, đồng bằng, hải đảo, ven rừng và vùng núi cao dưới 1000mét, nhiều nhất là vùng Tây Nguyên, Cà Mau. Cây mọc từ hạt, phát tán nhờ gió. Trồng bằng cây con. Mùa đông rụng lá hay tàn lụi.
Đại bi được dùng lá để làm thuốc và chưng cất mai hoa băng phiến.
Trong lá đại bi có chứa tinh dầu, thành phần chính của tinh dầu là bornéol, camphor, cinéol, limonen, acid palmitic, acid myristic và các sesquiterpen alcol… Trong cây đại bi còn chứa 18 chất triterpen như: Erythrodiol, acid hedragonic, acid maslinic, acid ajunolic, acid asiatic, acid hydroxyasiatic... Các chất có tác dụng chống dị ứng như: acid rosmarinic, astragalin, nicotinflorin bauerol… và các flavonoid như: trihydroxy flavon, tetrahydroxy flavon…
Người ta có thể chưng cất hoa mai băng phiến bằng phương pháp thủ công; Tỷ lệ hoa mai băng phiến trong lá Đại bi có từ 0,3 – 0,5%.
- Tánh vị và tác dụng:
Lá Đại bi vị cay, đắng, tính ôn. Có tác dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu ứ, sát trùng, tiêu thũng, tiêu đàm, cường tim, minh mục, hạ áp, thông kiếu, tán uất hỏa. Làm giãn mạch ngoại vi, hạ huyết áp, tăng nhu động hô hấp, cầm máu, tiêu viêm, sát trùng.
- Công dụng:
Thân lá đại bi chữa cảm sốt, cúm, ra mồ hôi, đau bụng do ăn không tiêu, ho nhiều đờm, bó chữa gãy xương, vết lở loét, sưng đau, mất ngủ, tâm thần kích thích, phù nề, viêm xoang.
Theo Lương y Trần Sỹ thì đại bi còn chữa được viêm sỏi đường tiết niệu, phù do thận hư và cầm xuất huyết nội tạng và ngoài da.
Hoa mai băng phiến chữa trúng phong cấm khẩu, đầy bụng, đau ngực, viêm thối chân răng. Tây y dùng long não (camphor) trong thuốc trợ tim. Dân gian còn dùng lá đại bị chữa đái tháo đường.
- CÁC BÀI THUỐC DÙNG ĐẠI BI:
1/ CHỮA VIÊM SỎI ĐƯỜNG TIẾT NIỆU & CHỨNG PHÙ DO THẬN HƯ của Lương y Trần Sỹ:
Chữa đái gắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi nhỏ, đái đục, đau lưng.
BÀI THUỐC: (Bluental).
- Lá Đại bị (Bluméa balsamiféra) 20g khô.
- Rau ngổ (Enhydra Fluctuans) 10g khô (hay 100g tươi)
- Hoạt thạch (Talcum- tán mịn) 05 g.
Gia giảm
• Suy nhược gia: Đảng sâm 10g, Huỳnh kỳ 10g, Sanh địa 10g.
• Viêm Bàng Quang gia: Kim Ngân hoa 10g, Rau Tần dày lá (Húng chanh) 10 – 20 lá.
• Tiểu gắt buốt nhiều gia: Rễ tranh (khô) 10g, Xa tiền tử 10g
• Phù do thận hư gia: Huỳnh kỳ 15g, Sanh địa 15g, Trạch tả 10g, Cây Chó đẻ răng cưa 10g.
Cho tất cả vào ấm, đổ 2,5 lít nước, nấu làm nước uống cả ngày như nước trà. Hay Sắc uống. Trẻ em tuỳ tuổi mà gia giảm, thường thì dùng 1/3 liều lượng của người lớn và sắc cô lại cho uống nhiều lần. Có thể bào chế làm dạng trà, để pha nước uống hàng ngày. Đặc biệt, bài thuốc có tác dụng cầm máu rất tốt.
Bài thuốc đã được BS Đỗ Quang Mạch, chuyên khoa II và Lương y Trần Sỹ, cùng tập thể khoa ngoại bệnh viện Đa khoa tỉnh Thuận Hải đưa vào nghiên cứu từ năm 1988 – 1989. Số lượng 50 b/n bị viêm sỏi đường tiết niệu. Thời gian điều trị ngắn nhất là 7 ngày, lâu nhất là 37 ngày.
Với kết quả:
• Các triệu chứng: Đái gắt, đái buốt, đái nhắc, đái ra máu, đái đục, đau lưng, bớt từ 85% - 100%.
• Xét nghiệm nước tiểu lúc vào và ra viện: Albumin (+) bớt 100%. Sỏi Oxalat giảm 82%, Sỏi Phosphat giảm 100%. Sỏi Urat giảm 90%.
• Xét nghiệm máu (Hồng cầu, Bạch cầu, Bạch cầu limpho, Bạch cầu Neuro) và xét nghiệm sinh hoá (Urê máu, Crêatinin, Gos, Maclagan) lúc b/n vào và ra viện, đã cho thấy thuốc không có độc tính với Gan, Thận.
• Chụp X-quang có UIV cản quang và siêu âm thấy sỏi < 0,5 cm đều mất.
• Theo dõi lượng nước tiểu 24 giờ: Khi nhập viện lượng nước tiểu trung bình là 1,73 lít / 24 giờ, trong đó có 4 ca lượng nước tiểu > 2,50 lít (2500 ml) đa niệu và 05 ca có lượng nước tiểu < 1 lít (thiểu niệu). Sau 07 ngày dùng thuốc, lượng nước tiểu trung bình là 2,17 lít / 24 giờ. Không có ca nào đa niệu hay thiểu niệu. Khi xuất viện, lượng nước tiểu có giảm, trung bình là 2,12 lít.
* Như thế, bài thuốc có tính làm điều hoà sự bài tiết nước tiểu:Tiểu ít sẽ làm cho tiểu nhiều, lợi tiểu. Tiểu nhiều sẽ làm cho ít lại và thuốc có tính chống viêm rất tốt, nên thận được phục hồi chức năng rất nhanh.
* Tỉ trọng nước tiểu (D) không bị giảm. Số lần đi tiểu trở lại bình thường trong 7 ngày.
Với các kết quả nêu trên, cho thấy bài thuốc không gây độc hại cho cơ thể, có tính lợi tiểu, tống sỏi nhỏ (< 0,5mm) ra ngoài, chống viêm và phục hồi chức năng thận rất tốt, ngăn ngừa được nhiều biến chứng làm hư thận.
Bài thuốc phục hồi chức năng của thận rất nhanh, nên trong quá trình sử dụng, chúng tôi gia thêm các vị: Huỳnh kỳ 15g, Sanh địa 15g, Trạch tả 10g, Cây Chó để răng cưa 15g, để chữa các chứng phù do “THẬN HƯ”.
Thận hư là một hội chứng bệnh lý thường gặp trong đợt tiến triển nặng của bệnh cầu thận. Bệnh biểu hiện bằng đái ra nhiều protein (>3,5g/24 giờ), protein trong máu giảm <60g/lít, Albumin máu giảm <30g/l, Lipid máu tăng và Phù nặng. Nếu không được điều trị tích cực sẽ dẫn đến suy thận mạn tính, rồi suy thận giai đoạn cuối rất nguy hiểm.
BÀI THUỐC CHỮA PHÙ DO THẬN HƯ, được giải thưởng trong kỳ thi sáng tạo Khoa học - Kỹ Thuật tỉnh Bình Thuận năm 2010 của Lương y Trần Sỹ.
2/ Bài thuốcchữa viêm thấp khớp của HTX Chùa Bộc – Hà Nội:
- Lá đại bi 200g, rễ cà gai leo 100g, thủy xương bồ 10g, củ sả 100g, lá chanh 50g. Nấu thành 1 lít cao, thêm 300 ml siro đường. Uống lần 20ml, ngày 2 lần.
3/ Bài thuốc “Nắn bó gảy xương, bong gân sai khớp” của Mế Lịch, huyện Mai Châu - Hòa Bình: Lá đại bi (co mát), cây mã đề (co hú quang), củ gừng gió (co hán xan), vỏ cây gạo (co ngứu). Mỗi thứ 1 nắm, giã nhỏ, xào nóng, sau khi xử lý sạch sẽ vết thương, nắn cho xương vào vị trí cũ, đắp thuốc vào chổ đau, dùng thanh tre nẹp ở ngòai để cho xương liền được thẳng đứng như cũ, băng bó lại, ngày thay thuốc 2 lần./.
LikeShow more reactions
Comment

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét