https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEgqIo8ah7sM0yvYPEpqLkotMrFLbJ6tJ8e_xieY4HCBQ6LIkk8yVPLMxNG-VTD49AKICY-mg3-SxzQVT61s6DF5ulDbPoNJ561BQUlnoCse340yqGGjwlwzIZaojiEFz6aU3ea3oMoSj6A/s1600/2323330vytll4z31j.gif

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2016

LÝ TIỂU LONG

Tiết lộ cát-xê đóng phim của Lý Tiểu Long
09:23 03/12/2013
Nhiều người vẫn còn thắc mắc về thù lao của ông vua tuyệt kỹ kungfu là bao nhiêu, một điều từ trước đến nay vốn ít khi được nhắc đến một cách rõ ràng.
Trở lại Hong Kong lập nghiệp

Tháng 4/1970, Lý Tiểu Long từ biệt vợ Linda Emery cùng cô con gái Lý Hương Ngưng (Shannon Lee) và đưa cậu con trai 5 tuổi Lý Quốc Hào (Brandon Lee) trở lại Hong Kong để phát triển sự nghiệp. Khi đến sân bay Kai Tak (sân bay quốc tế cũ của Hong Kong), Lý Tiểu Long gặp lại người bạn từ thuở thiếu thời - được coi là bạn tri kỷ là Tiểu Kỳ Lân đang túc trực ở lối vào sân bay đón tiếp nồng nhiệt.

Tiểu Kỳ Lân sau đó giới thiệu Lý Tiểu Long với công ty điện ảnh Thiệu Thị, đài TVB và đài ATV để tìm đối tác đầu tư sản xuất phim. Yêu cầu của Lý Tiểu Long khi đó đưa ra cho nhà sản xuất bao gồm chi phí phải đầu tư cho một bộ phim ít nhất là 600.000 HKD (khoảng 77.000 USD hiện tại). Mức giá này được Lý Tiểu Long căn cứ theo giá làm phim ở Hollywood và đã có tính toán giảm sao cho phù hợp với thị trường phim ảnh ở Hong Kong lúc bấy giờ.

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 1
Thời gian đầu trở lại Hong Kong, Lý Tiểu Long đã phải nhờ cậy nhiều đến sự giúp đỡ của người bạn trì kỷ Tiểu Kỳ Lân (trái).
Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 2
Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 3
Lý Tiểu Long luyện tập võ nghệ cùng Tiểu Kỳ Lân.
Ngoài ra, Lý Tiểu Long còn yêu cầu có toàn quyền sửa đổi kịch bản. Lý do ngôi sao võ thuật này đưa ra là một biên kịch gia bình thường thực tế không thể hiểu được làm thế nào để thể hiện được một bài Triệt quyền đạo đẹp mắt hay không.

Với những điều kiện trên, cả 3 đài này đều giật mình và lắc đầu từ chối Họ chưa quen với việc hợp tác đầu tư phim võ thuật với các nhà sản xuất phim của Hollywood - phần lớn họ đầu tư sản xuất những bộ phim đánh đấm chất lượng thấp với kiểu tính toán, đầu tư ít thu lợi nhiều. Khi đó, chỉ có duy nhất hãng phim Thiệu Thị thực sự muốn cùng hợp tác với Lý Tiểu Long.

Khăn gói về Mỹ vì quá thất vọng

Thiệu Thị khi đó được coi là đại gia trong làng điện ảnh của xứ cảng, một hãng phim lâu đời có uy tín và tài chính. Trong tay hãng này khi đó còn nắm giữ hai ngôi sao nổi tiếng khắp Đông Nam Á là Khương Đại Vệ và Địch Long. Ngoài ra, Thiệu Thị còn là hãng phim sản xuất ra đại đa số những bộ phim bom tấn và lũng đoạn thị trường điện ảnh Hồng Kông, đồng thời là mạng phát hành phim lớn nhất ở Đông Nam Á.

Thế nhưng, những hãng phim lớn chỉ cho ra đời những bộ phim võ thuật đỉnh cao và có chất lượng. Giám đốc công ty Thiệu Thị khi đó là ông Thiệu Dật Phu (Run Run Shaw) đã không có ý định mặc cả trước điều kiện Lý Tiểu Long đưa ra ban đầu. Thay vào đó, giám đốc Thiệu đưa ra điều kiện của phía ông là quyết định trả cát-xê cho Lý Tiểu Long 2.000 USD cho mỗi tập phim, trong khi với mỗi bộ phim sản xuất trọn vẹn sẽ được trả 70.000 USD cùng với đề nghị ký hợp đồng lâu dài với Lý Tiểu Long.

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 4
Thiệu Dật Phu (giữa) đã nghĩ nhầm về con người Lý Tiểu Long (góc trái).
Đề nghị giám đốc Thiệu đưa ra cũng là sự khôn khéo và thông minh của ông. Thiệu Dật Phu thừa biết, Lý Tiểu Long chưa từng được thủ vai chính trong bất kỳ bộ phim nào của Hollywood trước đó. Hơn nữa ông còn cho rằng, một nhân vật trở về từ Hollywood như Lý Tiểu Long chắc chắn sẽ làm nên chuyện. Mức cát-xê hấp dẫn Thiệu Dật Phu đưa ra là một điều kiện vô cùng thu hút đối với Lý Tiểu Long nhưng ông Thiệu đã sai. Lý Tiểu Long không phải một kẻ chết đói đến để ăn xin. Rút cục, hai bên không đạt được thỏa thuận.

Lý Tiểu Long sau đó đành nhờ cậy vào sự giúp đỡ của Tiểu Kỳ Lân. Anh nhờ bạn thu xếp và liên hệ để cùng con trai tham gia biểu diễn Triệt quyền đạo cho một vài chương trình của các đài TVB và ATV. Tuy nhiên sau đó hai cha con trở lại Mỹ vid quá thất vọng.

Cát-xê hãng phim Thiệu Thị trả cho Lý Tiểu Long - 10.000 USD

Thông tin trên về sau đã khiến dấy lên một luồng dư luận không mấy xác thực khi cho rằng, Lý Tiểu Long cùng cậu con trai Brandon Lee khi trở lại Hong Kong đã "hét" cát-xê 10.000 USD với phía công ty Thiệu Thị và bị Thiệu Dật Phu từ chối không hợp tác (với lý do giá trị của Lý Tiểu Long không xứng đáng với mức cát-xê mà anh đưa ra).

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 5
Vì một vài nguyên nhân khiến cản trở việc hợp tác giữa Lý Tiểu Long với Thiệu Dật Phu (trái).
Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 6
Thiệu Dật Phu của hiện tại, ông đã khôn khéo kéo Lý Tiểu Long về Thiệu Thị nhưng bất thành.
Thực tế khi đó Lý Tiểu Long mới tham gia vai diễn trong bộ phim Green Hornet của Hollywood. Những điều kiện Lý Tiểu Long đưa ra hoàn toàn không hề liên quan đến giá cát-xê mà mong muốn các hãng phim, đài truyền hình chấp nhận áp dụng cách thức làm phim của Hollywood.

Trong đó hy vọng phía đầu tư tất yếu phải bỏ ra ít nhất 600.000 HKD. Diễn viên phải được hưởng quyền lợi và công bằng ngang với đạo diễn, nghĩa là có quyền được chỉnh sửa kịch bản. Lý Tiểu Long cũng được phép mời diễn viên từ nước ngoài tới tham gia... Tuy nhiên, giữa Thiệu Thị và Lý Tiểu Long do không đạt được sự đồng thuận cao nên cuối cùng đành bất hợp tác.

Cát-xê hãng Gia Hòa trả cho Lý Tiểu Long - 15.000 USD

Theo ông Hoàng Cư Trung, đồng nghiệp của Lý Tiểu Long, ông cùng với Trâu Văn Hoài là người đồng sáng lập ra công ty điện ảnh Gia Hòa, sau khi rời Thiệu Thị năm 1970 đã tiết lộ cho biết, khi đó công ty điện ảnh Thiệu Thị có ý định trả cho Lý Tiểu Long 10.000 USD, tương đương với 60.000 HKD lúc bấy giờ.

Mức giá trên Thiệu Dật Phu đưa ra cho Lý Tiểu Long đã dựa trên tình hình cát-xê chung của những siêu sao và những ảnh đế lúc bấy giờ ở Hong Kong, khoảng 30.000 HKD. Trong khi phía công ty Gia Hòa nhận thấy, nếu mời được Lý Tiểu Long về đầu quân, chắc chắn sẽ là một sự trợ giúp vô cùng lớn lao và có ý nghĩa. Do đó họ đã bỏ ra 15.000 USD, tương đương với 90.000 HKD để có được ngôi sao tuyệt kỹ kungfu họ Lý.

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 7
Lý Tiểu Long và La Duy (áo đen) trên phim trường phim Đường Sơn đại huynh.
Sau khi về với Gia Hòa, Lý Tiểu Long với bản lĩnh và sự tự tin có thừa, đã dốc tâm hợp tác cùng với công ty điện ảnh mới như Gia Hòa, lần lượt cho ra mắt 3 bộ phim mà sau này trở thành những tác phẩm điện ảnh để đời mang thương hiệu Lý Tiểu Long cũng như tiếng tăm của hãng phim Gia Hòa như Đường Sơn đại huynh/The Big Boss(1971), Tinh võ môn/Fists of Fury (1972) và Mãnh long quá giang/Return of the Dragon (1972).

Thành công vang dội của Lý Tiểu Long đã được khẳng định, trong thời gian này ông từng viết: "Không thể phủ nhận một thực tế, tôi đã trở thành một người của công chúng".

Với tư cách là một người học võ, Lý Tiểu Long không đánh giá cao cũng như có thái độ khinh thường những bộ phim võ thuật của các ngôi sao nổi tiếng khi đó của Hong Kong như Địch Long và Khương Đại Vệ.

Về sau với bộ phim Long tranh hổ đấu/Enter the Dragon (1973) do Mỹ và Trung Quốc hợp tác sản xuất. Đoàn phim đã tới Hong Kong để tìm bối cảnh, dự tính sau 4 tuần sẽ hoàn thành khâu quay, cuối cùng phải mất 10 ngày mới xong.

Việc hợp tác giữa Trung Quốc và Mỹ đã không đơn giản, thêm vào đó mời được Lý Tiểu Long cũng không phải chuyện dễ dàng, đặc biệt khi tên tuổi của ông đã trở thành một siêu sao trong làng điện ảnh võ thuật xứ cảng lúc bấy giờ.

Long tranh hổ đấu đồng thời trở thành bộ phim đầu tiên và duy nhất của Lý Tiểu Long được phát hành và công chiếu trên đất Mỹ. Với kinh phí đầu tư là 850.000 USD và doanh thu phòng vé đạt 90 triệu USD, một con số không thể ấn tượng hơn. Sau thành công vang dội của bộ phim trên, đã mở ra cánh cửa cho Lý Tiểu Long thẳng tiến kinh đô điện ảnh thế giới Hollywood.

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 8
Một cảnh giao đấu của Lý Tiểu Long trong phim Đường Sơn đại huynh.
"Rất có thể có người sẽ nói tôi quá cầu toàn khi theo đuổi thành công. Tất nhiên tôi không phải người như vậy. Mọi người nên biết, mục đích tôi làm việc gì đó là nhất định việc đó phải thành", đây chính là lời khẳng định của Lý Tiểu Long. Vì vậy khi đã bắt tay làm việc gì, ông thường theo đuổi đến cùng, cho dù những gì ông làm được trọn vẹn và đến cùng không phải là nhiều.

Tháng 5/1973, Lý Tiểu Long đột nhiên bất tỉnh ở trường quay, dù trước đó ông từng gặp trường hợp tương tự nhưng nhất định không đi khám để tìm ra bệnh tình. Tháng 7/1973, Lý Tiểu Long từ trần ở tuổi 32

Mặc cả cát-xê giúp bạn

Trong thời gian tham gia bộ phim Mãnh long quá giang/Return Of The Dragon hay Way Of The Dragon (1972), Lý Tiểu Long đã giúp bạn anh là ngôi sao võ thuật Hollywood Chuck Norris đàm phán với nhà sản xuất phim khi đó là Diệp Hồng, từ công ty điện ảnh Ngân Hà. Vì trong phim có không ít cảnh quay phải thực hiện tại Mỹ, vì vậy Diệp Hồng nhờ Lý Tiểu Long tìm giúp một vài người bạn thông thạo tiếng Trung Quốc và tiếng Anh để giúp đoàn phiên dịch.

Diệp Hồng nhờ Lý Tiểu Long đàm phán giúp với Chuck Norris, nếu được sẽ mời anh tham đóng cùng, nếu không sẽ mời một ngôi sao võ thuật người nước ngoài nổi tiếng khác thay thế. Sau 4 ngày, Lý Tiểu Long gặp lại Diệp Hồng trong một nhà hàng ở Seatle, Mỹ. Trên bàn tiệc, Lý Tiểu Long thông báo việc anh đã gọi điện cho Chuck Norris từ California, Mỹ về việc mời anh góp mặt trong bộ phim trên cùng Lý Tiểu Long. Norris sẽ tới Hong Kong trong ngày hôm sau và trực tiếp gặp Lý, sau đó cả hai cùng ra mắt nhà sản xuất Diệp.

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 9
Lý Tiểu Long và Chuck Norris trên bìa phim Mãnh long quá giang.
Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 10
Lý Tiểu Long và Chuck Norris chạm trán trong Mãnh long quá giang.
Lý Tiểu Long cũng cho biết thêm, Norris nhận lời và kèm thêm điều kiện trả cát-xê bằng đô la Mỹ thay vì đô la Hong Kong. Khi ông Diệp hỏi con số cụ thế mà Norris muốn là bao nhiêu, vua kungfu lưỡng lự một lúc và cho biết, Norris yêu cầu giá cát-xê là 10.000 USD. Lý Tiểu Long thừa biết, Chuck Norris từng đóng những vai phụ thông thường trong các phim ở Hollywood, cát-xê trung bình cũng chỉ vào khoảng 3-4.000 USD.

Trong khi ở Mỹ phổ biến với việc những sao thành danh có giá cát-xê từ mấy trăm ngàn USD cho một bộ phim, trong khi những diễn viên phụ và quần chúng chỉ được nhận thù lao khá ít ỏi. Khi Norris dặn Lý Tiểu Long yêu cầu Diệp Hồng trả cát-xê là 6.000 USD, một số tiền mà Lý cảm thấy khá lớn. Thế nhưng Chuck Norris là bạn anh, vì vậy, Lý Tiểu Long không tiện mặc cả hộ Norris với Diệp Hồng.

Khi Diệp Hồng đưa miếng thịt vào miệng, Lý Tiểu Long vẫn còn lưỡng lự và cho biết: "Hay là như vậy đi, ngày mai Norris đến, tôi sẽ thương lượng với cậu ấy khoảng 5.000 USD được không?".

Diệp Hồng đồng ý trả cát-xê 5.000 USD cho Chuck Norris, trong lòng Lý Tiểu Long bắt đầu cảm thấy không yên tâm. Một mặc anh cũng không muốn Diệp Hồng đầu tư một cách công cốc. Hơn nữa, Norris đòi hỏi giá cát-xê có phần hơi cao như vậy khiến Lý Tiểu Long cũng thấy ái ngại. Lý thừa hiểu, Norris cũng như đại đa số người Mỹ đều muốn đòi hỏi mức giá cao từ những nhà đầu tư người Hoa. Một điều nữa, vì Norris là bạn anh, vì vậy khi nhận giá 5.000 USD rồi, Lý Tiểu Long không biết sẽ lấy tiền ở đâu để bù cho bạn?

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 11
Tình bạn thân giữa Lý Tiểu Long với Bob Wall (trái) và Chuck Norris (phải).
Sau khi Diệp Hồng nâng ly uống chút rượu Ngũ Gia Bì, một loại rượu đặc sản ở Hong Kong, ông Diệp khá bất ngờ vì ở Mỹ cũng có loại rượu này. Dường như đắc trí, Diệp Hồng đã đồng ý với Lý Tiểu Long về việc trả cho Chuck Norris 20.000 USD, với điều kiện chỉ cần đóng thật tốt. Dù quyết định là vậy, trong đầu Diệp Hồng đã sớm có tính toán trước, ông thừa biết Chuck Norris là một quán quân về karate ở Mỹ.

Hơn nữa, trong bộ phim sắp tới, vai diễn của Norris sẽ bị Lý Tiểu Long đánh đập nặng tay. Vì thực tế ở Mỹ, những người Mỹ thường không coi trọng ai bị người Hoa đánh đập. Do đó, với cảnh phim này sẽ là một chiêu trò để kéo khán giả đến rạp chiếu. Nếu Chuck Norris diễn tốt, Diệp Hồng sẽ chuẩn bị sẵn kịch bản cho các bộ phim khác, đồng thời tiếp tục mời Norris tham gia, cát-xê sẽ được nâng thêm nếu tình hình doanh thu phòng vé tăng theo.

Lý Tiểu Long nghe Diệp Hồng nói về mức cát-xê khá cao như vậy lấy làm giật mình. Anh đánh giá Diệp là một người có tiền và hào phóng, trong khi phim còn chưa quay, hơn nữa không biết khi chiếu có thu về được nhiều hay không. Vậy là ngay ban đầu đã trả mức cát-xê "kếch xù" như vậy càng khiến anh thêm ngạc nhiên.

Tiet lo cat-xe dong phim cua Ly Tieu Long hinh anh 12
Ba ngôi sao của Mãnh long quá giang (từ trái qua): Chuck Norris, Lý Tiểu Long và Miêu Khả Tú.
Như vậy, đoàn phim Mãnh long quá giang được xác định do Lý Tiểu Long là đạo diễn kiên biên kịch. Thành viên đoàn phim với dàn diễn viên nam phụ sẽ do Vương Tổ Quang phụ trách. Diệp Hồng yêu cầu sử dụng hệ thống đạo cụ, ánh sáng cũng như thiết bị máy quay tốt nhất của công ty Ngân Hà để thực hiện.

Chỉ đạo võ thuật do chính Diệp Hồng phụt trách, đạo diễn về võ thuật còn có Nguyễn Chung cùng tham gia. Vai nam chính là A Long do Lý Tiểu Long thủ vai, nữ chính do Miêu Khả Tú (Nora Miao) đóng. Ngoài ra còn có sự góp mặt của Ngụy Bình Áo, Hoàng Nhân Trực, Tiểu Kỳ Lân, Chuck Norris, Anders Nelson, Andre Morgan... Phim chính thức phát hành ngày 1/1/1972.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét